Tiểu sử Lê Giản (nhà Thanh)

Giản lên 10 tuổi đã có thể làm thơ. Người Ích Đô (nay là Thanh Châu, Sơn Đông) là Lý Văn Tảo (李文藻) làm Tri huyện ở Triều Dương, đọc thơ của Giản, nói: “Đây là tác phẩm hẳn sẽ được lưu truyền.” bèn khuyên ông tham gia khoa cử. Học sứ Lý Điều Nguyên (李调元) đọc thơ của Giản thì nghĩ đến Thạch Đỉnh liên cú thi tự (石鼎联句诗序) của Hàn Dũ, nên tán thưởng, rồi bổ ông làm Đệ tử viên [lower-alpha 3], nhân đó đặt hiệu cho ông là Thạch Đỉnh. Rất lâu về sau, Giản mới tiếp nhận đề bạt, nhưng được ít lâu thì ông chịu tang mẹ, rồi ở nhà đến trọn đời, không bao giờ bước ra khỏi Tần Lĩnh.

Cả nước biết tiếng của Giản, khâm phục khí tiết cao vời của ông. Nhà văn có tư tưởng phóng khoáng là Viên Mai (袁枚) du ngoại núi La Phù, mời Giản gặp mặt, nhưng ông không nhận lời. Trước tác của Giản còn lại đến ngày nay là Ngũ Bách Tứ Phong thảo đường thi sao (五百四峰堂诗钞, xem tại đây).